Trong những năm gần đây, xe đạp địa hình chất lượng rất được giới trẻ ưu chuộng. Bởi kiểu dáng thể thao, cá tính mà tốc độ lại rất nhanh, dễ dàng chinh phục mọi địa hình kể cả những cung đường hiểm trở, đèo dốc cheo leo. Nhưng để điều khiển được chiếc xe đạp địa hình không phải là điều đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Muốn cho một hành trình thuận lợi, suôn sẻ với chiếc loại xe đạp này, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản sau:
Hệ thống phanh
Hệ thống phanh của xe đạp địa hình không chỉ đơn giản là bóp phanh là giảm tốc độ mà còn dùng để xử lí nhanh trong những tình huống bất ngờ. Điều quan trọng nhất là bạn phải sử dụng hệ thống phanh thành thạo và đều cả hai bánh để được an toàn, nhất là khi xuống dốc. Lúc này, bạn không nên chỉ tập trung vào bóp phanh bánh trước để giúp xe bám dính vào mặt đường, tránh bị trượt mà cần phải chú ý bóp cả phanh sau. Việc cân bằng sức mạnh của hệ thống phanh xe sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe của mình một cách dễ dàng, an toàn.
Phanh đĩa xe đạp
Phanh xe của xe đạp địa hình có 2 loại: phanh đĩa và phanh vành. Phanh đĩa có giá thành cao hơn nhưng ăn hơn, phanh vành rẻ hơn nhưng khó sử dụng trong môi trường bùn đất, trơn trượt.
Hệ thống giảm xóc
Hệ thống giám xóc của chiếc xe đạp địa hình rất đa dạng sẽ giúp bạn có được cảm giác nhẹ nhàng, êm ái khi đi xe, tuy nhiên những loại xe có hệ thống giảm xóc đầy đủ sẽ đắt hơn và có trọng lượng nặng hơn.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện dòng xe đạp địa hình đuôi cứng, không có hệ thống giảm xóc. Loại xe này có giá thành rẻ hơn và phù hợp với những người mới đi xe vì chúng có cấu tạo đơn giản, không phải sửa chữa nhiều.
Hệ thống giảm xóc của xe
Leo dốc và xuống dốc
Xe đạp địa hình có thể cùng bạn chinh phục mọi cung đường, tuy nhiên với những đoạn đường khó như dốc cao, bạn cần có kĩ thuật điều khiển tốt để lái xe an toàn. Trước tiên cần xử lí tốt hệ thống phanh kết hợp với các động tác, tư thế và thậm chí là điều chỉnh các bộ phận trên xe để phù hợp với địa hình.
Điều chỉnh tư thế phù hợp khi chạy xe
Ngồi trên yên xe
Khác với những chiếc đạp thông thường khác, đối với xe đạp địa hình khi đạp xe trên những cung đường xóc, đèo dốc cheo leo bạn cần ngồi vững trên yên xe, giữ vững trọng lượng vào bánh sau để xe bám đất tốt.
Giữ bàn đạp
Khi điều khiển xe trên những cung đường khó, gập ghềnh bạn cần giữa chặt bàn đạp và đạp đều chân, tránh để trọng lượng của xe làm xe bị lùi lại sẽ khó để điều khiển.
Nghiêng người về phía trước
Khi điều khiển xe, bạn cần nghiêng người về phía trước để tránh không cho xe bị bốc đầu và cân bằng trọng lượng của xe.
Phụ kiện đi kèm theo xe
Bạn nên mua thêm 1 khóa xe và 1 đèn pin gắn phía trước để đi khi trời tối, 1 miếng phản quang gắn phía sau, 1 túi để đồ gắn chỗ tay lái cho tiện để những vật dụng nhỏ và điện thoại. Vậy là đủ rồi, còn những phụ kiện khác không cần thiết vì không có giá trị nhiều trong sử dụng.
Túi treo sườn xe đạp
Chọn kích thước xe
Tùy vào sở thích mà bạn nên chọn cho mình một xế yêu phù hợp. Để tiện cho quá trình sử dụng bạn nên chọn cho mình một chiếc xe đạp thể thao không quá to hoặc quá nhỏ so với cơ thể. Với các dòng xe đạp địa hình bạn có thể lựa chọn xe từ các hãng nỗi tiếng như xe đạp Giant, Trinx, Cannondale, Jett,…Đây là những hãng xe đạp lớn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho người tập.
TOAN THANG CYCLES – Hà Thu