Leo núi là một bộ bộ môn tập thể dục rất bổ ích cho cơ thể, xưa nay đa số mọi người chỉ leo núi bằng chính đôi chân của mình theo một cách riêng của chính bản thân bạn thì giờ đây làm thế nào để trãi nghiệm môn thể thao leo núi theo một cách khác biệt hơn đó chính là sử dụng chiếc xe đạp leo núi cùng đồng hành với bạn.
Việc trãi nghiệm bộ môn thể thao đạp xe leo núi đúng nghĩa đúng cách mang lại cảm giác mới lạ và riêng biệt để mang lại những hiệu quả về mặt tinh thần và thể chất sau những ngày lao động căng thẳng. Bên dưới đây là 6 lời khuyên mà chúng tôi dành cho các bạn:
Tìm hiểu thêm về xe đạp địa hình
1. Nên giữ nhịp từng bước
Tại sao khi đạp xe leo núi chúng ta nên giữ nhịp từng bước vì nếu như bạn dồn sức quá sớm vào những phút giây đầu tiên bạn sẽ sớm kiệt sức và sẽ làm cho tốc độ đạp xe sẽ bị chậm dần do càng về sau càng đuối và có thể không tiếp tục được nữa.
Giữ hơi thở thật sâu, hít thở đều đặn và sâu vào và thật thoải mái. Nhịp tim cũng nên điều chỉnh dưới ngưỡng giới hạn cho phép khi bắt đầu đạp xe leo dốc.
Khi các bạn đã bắt đầu quen dần và bắt được nhịp với việc leo núi thì mới nên dần dần tăng sức lực cho đến khi bạn đạt tới giới hạn. Nên xác định khoảng cách cuối cùng để bức tốc đây là giai đoạn quan trọng quyết định không nhỏ đến sự khởi đầu và kết thúc của một chặng đua, thông thường 200 mét cuối cùng là thời điểm thích hợp để cho bạn dồn sức tối đa.
Nếu như có tính toán và khởi đầu thật xuất sắc thông minh thì bạn chắc chắn sẽ có đủ cơ sở để tự tin vào lượng năng lượng dự trữ để kết thúc chặng đường một cách mạnh mẽ và đầy táo bạo.
2. Chủ yếu là ngồi trên xe
Người Tây Ban Nha được mệnh danh là những chuyên gia leo núi, nếu không phải là một chuyên gia thì tốt hơn hết là bạn nên ngồi trên yên trong suốt quá trình leo núi. Bởi vì leo núi là quá trình tốn và tiêu hao khá nhiều năng lượng, có khoảng 5% năng lượng sẽ bị tiêu hao rất nhiều nếu bạn có hành động nhón người,đứng hay cọ quậy qua lại trong khi leo núi thì sẽ không tốt bằng việc ngồi yên trên yên xe vì như thế sẽ tiết kiệm nhiều năng lượng hơn trong quá trình leo núi.
Và nếu khi cần đứng chỉ khi cơ thể bạn cần thay đổi tư thế để nghỉ ngơi từ vị trí ngồi hoặc khi bạn bắt buộc phải tăng tốc.
Khi bạn đứng thì đồng nghĩa với việc sẽ đưa mông trở lại vị trí của mũi yên xe, khi đó trong lượng của cơ thể từ lưng và bắp đùi sẽ dồn hết lên khuỷ tay. Việc chuyển trọng lượng này sẽ gây ra tình trạng đè nặng lên lốp trước và mất đi lực kéo ở phía sau.
3. Thả lỏng cơ phần trên của cơ thể bạn:
Chú ý toàn bộ cơ thể phía trên của bạn phải được thả lỏng và thư giãn để giảm năng lượng phát sinh, do đó chúng ta không nên lãng phí quá nhiều năng lượng. Dấu hiệu dễ nhận biết của thân mình khi thả lỏng là các khuỷa tay hơi cong lên rất dễ nhận biết.
Theo chuyên gia trên các trang mạng lớn đã nhận xét về việc này như sau “ khuỷu tay của bạn nên nằm ngoài các khớp nối của bạn ” điều này cho phép bạn thư giản tối đa. Nếu như khuỷu tay của bạn ở gần cơ xô dưới nách và cơ cầu vai của bạn kéo căng, có thể ảnh hưởng đến việc hít thở của bạn.
4. Sử dụng đúng chức năng bánh răng:
Hiện nay có rất nhiều loại xe đạp leo núi nên sẽ có nhiều cấp độ bánh răng khác nhau tuỳ theo mõi loại cho nên bạn phải lựa chọn sao cho phù hợp với phong cách và dựa vào địa hình bạn đang chạy. Đối với bánh nhỏ thì nó sẽ phù hợp với việc đạp liên tục và không phải dùng quá nhiều lực.
Tuy nhiên thông thường thì đa số người đạp xe thích sử dụng bánh răng lớn hơn bánh nhỏ vì sử dụng bánh răng lớn sẽ dễ giảm tốc độ và giữ cho nhịp điều chạy thoải mái hơn. Cần cố gắng giữ nhịp điều trung bình khoảng 70 vòng/phút.
5. Tăng chỉ số công suất và trọng lượng:
Khi công suất được sản sinh ra dựa vào sức năng của cơ thể đây là được xem là chìa khoá của việc đạp xe thành công. Cho nên bạn nên giảm trọng lượng của cơ thể và chú ý luyện tập thường xuyên hơn và tăng dần để cho cơ thể có thể thích nghi dễ dàng và không bị sốc, với cấp độ tăng dần như thế thì nhịp tim cũng sẽ ngày càng được cải thiện và khi nhịp tim được cải thiện, nó trở nên khoẻ hơn thì sức bền cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn.
6. Thở sâu:
Người đạp xe hay tập thể dục nặng nhọc thường chỉ sử dụng nữa phổi trên và họ đã thở hổn hển và đặc biệt là khi cho xe leo dốc. Điều này làm cho lượng oxy cung cấp vào cơ thể bị hạn chế làm cho hơi thể trở nên mệt nhọc hơn. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì trong các trường hợp này bạn nên hít thở thật sâu vào bụng, khi đó lượng oxy sẽ rất nhiều trong phổi bạn làm cho bạn cảm thấy thật sự bình tĩnh dưới áp lực leo đèo vượt suối.