Thú vui phượt xe đạp đang được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, nhưng không phải ai cũng có kỹ năng phượt xe đạp thể thao đường dài. Vì trong quá trình phượt xe đạp yêu cầu rất nhiều kiến thức, kỹ năng xử lý trên đường khi gặp những đoạn đường bấp bênh, nguy hiểm, hay những trang bị, lập kế hoạch cho chuyến đi cũng vô cùng cần thiết. Và sau đây là những hướng dẫn chi tiết cho các bạn trẻ kỹ năng được chia sẻ từ những phượt thủ.
Phượt bằng xe đạp được rất nhiều bạn trẻ yêu thích
1. Kinh nghiệm chọn xe đạp thích hợp
Để có trải nghiệm trọn vẹn, bạn nên lựa chọn cho mình loại xe phù hợp với cơ thể và mục đích đi phượt (phượt đồi núi hay phượt địa hình bằng phẳng...)
- Lựa chọn xe đạp địa hình (mountain bike): Đây là loại xe chuyên dụng cho việc đi trên con đường dốc, mấp mô, nhiều sỏi đá... Khi dùng loại xe này, các bạn sẽ không phải lo lắng vì vấn đề xì lốp giữa đường hay gặp phải đoạn đường xấu. Và sẽ không chút băn khoăn khi chạy băng qua những đoạn đường nhiều đá dăm. Do chức năng đặc biệt của dòng xe này, vì vậy trọng lượng tương đối nặng, và cấu tạo bánh xe hơi to, chính vì vậy người đi xe phải tốn rất nhiều sức lực để điều khiển. Đặc biệt, dòng xe này không phải loại xe dùng để chạy tốc độ, nên thời gian đi trên đường sẽ hơi lâu so với dòng xe khác. Nếu có ý định phượt xuyên Việt, xe của bạn nên thiết kế thêm braze-on (là bộ phận thiết kế lắp đặt yên xe, dùng cho người phượt cần mang theo hành lý...). Và các bạn nên lắp thêm một phụ kiện xe đạp: viền chắn cho cả bánh trước và sau, nhằm tránh bụi bẩn, đất cát bị văng lên khi đi dưới trời mưa. Theo kinh nghiệm của các phượt thủ, các bạn nên lựa chọn loại xe có bánh xe sở hữu từ 36 chiếc nan hoa trở lên, để tránh gãy nan hoa.
Xe đạp địa hình thích hợp để phượt những cung đường gồ ghề, sỏi đá
- Lựa chọn xe đạp đua (road bike): Với những người vừa đam mê xe đạp, vừa đam mê tốc độ thì xe đạp đua là phương án tối ưu giao hòa giữa 2 niềm đam mê này. Nhưng nhược điểm của dòng xe này bạn cần nắm rõ là xe không thể đi quá tốc độ ở những con đường bị gập ghềnh, đường xấu. Bởi vì do thiết kế của dòng xe đạp đua có vở xe và ruột xe đạp rất mỏng, thế nên nhanh bị hỏng khi đi vào đường xấu. Một trong những điểm khác cần lưu ý khi điều khiển dòng xe Roadbike, là phải cẩn thận khi đi dưới trời mưa, vì bánh xe rất ít độ bám, dễ bị trượt, ngã.
Xe đạp đua cho những ai đam mê tốc độ
- Lựa chọn xe đạp thực dụng (touring bike): Theo như bản thiết kế thì dòng "Touring bike" được sử dụng cho mục đích du lịch nên touring bike không nặng, đặc điểm ngắn đòn như mountain bike và không quá mảnh mai như dòng road bike. Hơn hết, ghi đông, dàng thắng, và hệ thống tăng/giảm líp xe được thiết kế phù hợp, đều có chất lượng cao. Riêng dòng xe này, ghi đông thiết kế loại cụp như loại xe cuốc nhằm mục đích giúp người sử dụng thoải mái điều khiển, dễ thay đổi tư thế cho bớt mỏi, và bớt cản gió trên cung đường dài. Touring bike sở hữu vành xe chắc chắn có khoảng 36 nan hoa trở lên, vì vậy không lo gãy nan hoa, cong vành. Đồng thời sườn xe dài đòn, cứng cáp, hỗ trợ cho việc chuyên chở hành lý trong quá trình đi du lịch. Loại bánh xe đạp thích hợp cho việc đi du lịch vòng quanh Việt Nam là loại có kích cỡ: 700c x 28, hoặc 700c x 36.
Touring bike giúp bạn mang theo rất nhiều đồ đạc
2. Kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn cung đường đi phượt
Giới trẻ thường thích chinh phục, khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là thú phượt xe đạp địa hình, các bạn có thể tham khảo những con đường trải nhựa thẳng tăm tắp hoặc “đổi gió” với đạp xeleo núi, thưởng thức những cảnh đẹp thiên nhiên, khám phá đời sống văn hóa của những vùng lạ, chưa từng đặt chân.
Lựa chọn chiếc xe phù hợp và đem theo đầy đủ đồ dùng cần thiết khi đi phượt
Còn nếu đã là một xế giàu kinh nghiệm, hãy thử thách bản thân mình bằng những cung đường mới, dài hơn, khó khăn hơn, gian nan hơn, để có cảm giác chinh phục thiên nhiên, vượt qua giới hạn của bản thân mình, khám phá được vùng đất mới của Việt Nam.
>>> Cần lên kế hoạch rõ ràng cung đường đó bao nhiêu kilomet, ước lượng thời gian, những đặc điểm nổi bật của cung đường, sẽ đi qua những xã nào, tỉnh nào... để chuẩn bị sẵn những tình huống có thể xảy ra.
3. Kinh nghiệm giúp bạn có chuyến đi an toàn
Tuổi trẻ có thể hết mình với đam mê nhưng cần có trách nhiệm với cuộc sống, cần đảm bảo an toàn trong quá trình đi phượt xe đạp. Có thể xe đạp không có tốc độ cao như xe máy, hoặc ô tô, nhưng với kích thích xe đạp nhỏ, dễ bị che khuất tầm nhìn, nên rất dễ bị xe khác va chạm khi đi trên những con đường quốc lộ, ngã rẽ... Bởi vậy, cần chú ý an toàn trong quá trình đi xe, quan sát đường và phương tiện khác đang lưu thông trên đường, không được chủ quan.
Cùng phượt xe đạp để có những trải nghiệm tuyệt vời bên người thân, bạn bè
Việc đầu tiên cần làm trước hôm đi phượt là phải kiểm tra toàn bộ xe đạp, thiết bị xe đạp, đồ dùng đi kèm. Có một số thiết bị không thể nào quên như mũ bảo hiểm, găng tay... chú ý kiểm tra mũ bảo hiểm của bạn còn tốt hơn, các bộ phận xe đạp hoạt động tốt không (phanh xe, xích líp, bánh xe có còn tốt không...). Cần xem kỹ lộ trình chuyến đi phượt cùng với kế hoạch đi, để đảm bảo an toàn, không có nhiều đột xuất, tình huống xấu không mong muốn xảy ra. Ví dụ, bạn cần tìm hiểu trên lộ trình phượt xe, chỗ đoạn đường nào đông xe qua lại, cẩn trọng chỗ có trường học bệnh viện vì mật độ qua lại rất cao.
Chú ý: Khi đi trên đường cao tốc, đường quốc lộ, xe đạp khiến cho bạn bé nhỏ hơn, nên các xe tải, xe 4 bánh sẽ không nhìn rõ khi bạn đưa tay tạo dấu xin qua đường, vì vậy bạn nên chú ý quan sát kỹ càng trước khi qua các đoạn đường giao nhau: quay đầu nhìn lại, cùng nhìn phía trước, để đảm bảo an toàn khi qua đường.
>>>Hãy đón đọc: Hướng dẫn các bạn trẻ kỹ năng phượt xe đạp (Phần 2)
TOAN THANG CYCLES - Loan